Chữ ký số trong giao dịch điện tử có bắt buộc phải có trong các doanh nghiệp? Để trả lời câu hỏi này, bạn cần biết vai trò của chữ ký số trong các giao dịch điện tử. Nó giải quyết được vấn đề gì cho doanh nghiệp? Bài viết sau đây sẽ chia sẻ cho bạn thông tin chi tiết.

Vai trò của chữ ký số trong giao dịch điện tử

Đảm bảo an toàn cho các giao dịch điện tử          

Chữ ký số có hiệu lực pháp luật, do đó không cần in ấn tài liệu mà vẫn có thể xác nhận được nguồn gốc tài liệu, đảm bảo tính toàn vẹn và không chối bỏ.

Chữ ký số trong giao dịch điện tử

Thay vì phải truy cập vào website, điền các mẫu (form) đặt hàng, sau đó in ra giấy và ký theo phương thức truyền thống rồi gửi đơn hàng qua bưu điện hoặc fax. Thì việc sử dụng chữ ký số cho phép giao dịch được thực hiện tự động trên mạng.

Trong môi trường mở của mạng Internet hiện nay, doanh nghiệp cần nhận thức được tầm quan trọng của bảo mật và an toàn trong các giao dịch liên quan đến thanh toán, tài chính và ngân hàng, cũng như quy định của các nước về vấn đề này.

Với các giao dịch thương mại điện tử B2C có giá trị nhỏ, các cá nhân thường sử dụng các thông tin trên thẻ tín dụng để xác thực sự đồng ý của mình và dùng các thông tin này tương đương với “chữ ký” khi thực hiện các giao dịch. Tuy nhiên, với các giao dịch thương mại điện tử B2B có giá trị lớn, việc sử dụng chữ ký số là cần thiết vì tầm quan trọng của giao dịch và đòi hỏi về mức độ bảo mật cũng cao hơn.

Đem lại lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp

Giúp doanh nghiệp có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian, không phải di chuyển, chờ đợi, hay in ấn hồ sơ tài liệu. Nhờ đó mang lại lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

????????????????????????????????????

Chữ ký số được dùng cho mục đích gì?

Chữ ký số được sử dụng để thực hiện các giao dịch điện tử mà pháp luật cho phép dùng chữ ký số. Cụ thể:

Kê khai

Chữ ký số dùng để kê khai, nộp tờ khai, nộp thuế qua mạng, ký xuất hóa đơn điện tử, giao dịch ngân hàng, hải quan, giao dịch chứng khoán… Nói cách khác, tất cả các giao dịch chứng từ bằng hình thức trực tuyến đều phải sử dụng qua chữ ký số. Khi doanh nghiệp sử dụng chữ ký số, tất cả các giao dịch điện tử không phải in lại và đóng dấu.

Dễ dàng kê khai thuế

Ký hợp đồng

Bên cạnh việc kê khai, chữ ký số còn được dùng để ký kết hợp đồng trực tuyến giữa các bên với nhau, mà không bị ảnh hưởng bởi khoảng cách địa lý, tạo ra cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp trong thời kỳ kinh tế mở. Với xu hướng phát triển thị trường toàn cầu, việc ký hợp đồng từ xa bằng chữ ký số trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết.

Ký kết hợp đồng từ xa

Trao đổi dữ liệu

Chữ ký số giúp trao đổi thông tin, dữ liệu giữa cá nhân và tổ chức, nhà nước nhanh chóng hơn. Dễ dàng thực hiện các thủ tục trực tuyến, giao dịch điện tử mà vẫn đảm bảo về mặt pháp lý, vừa tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí.

Trao đổi dữ liệu nhanh

Doanh nghiệp có thể thực hiện các thủ tục về đăng ký doanh nghiệp như thay đổi đăng ký kinh doanh; thông báo thay đổi; thành lập chi nhánh; văn phòng đại diện; địa điểm kinh doanh,…cũng có thể sử dụng chữ ký số để ký trực tiếp trên văn bản, giúp đơn giản hóa các thủ tục hành chính.

Chữ ký số trong giao dịch điện tử có bắt buộc đối với các doanh nghiệp không?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, không phải mọi giao dịch điện tử đều phải có chữ ký số. Nhưng có một số trường hợp nhất định phải dùng chữ ký số:

Kê khai nộp thuế: Doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh trên địa bàn có cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, khi thực hiện giao dịch như: kê khai, nộp thuế cho cơ quan quản lý thuế bằng phương tiện điện tử sẽ phải sử dụng chữ ký số.

Hóa đơn điện tử: Khi sử dụng hóa đơn điện tử, phải có nội dung về chữ ký số theo quy định của pháp luật của người bán, chữ ký số theo quy định của pháp luật của người mua trong trường hợp bên mua là đơn vị kế toán. Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, sử dụng hóa đơn điện tử phải có phần chữ ký số.

Kê khai bảo hiểm xã hội: Căn cứ tại Điều 4 Quyết định số 838/QĐ-BHXH: khi cá nhân, tổ chức muốn triển khai giao dịch điện tử để kê khai bảo hiểm xã hội thì yêu cầu phải có chữ ký số hợp pháp.

Như vậy, chữ ký số không bắt buộc trong tất cả các giao dịch điện tử. Chỉ có một số trường hợp được quy định ở trên mới cần phải sử dụng chữ ký số để đảm bảo về mặt pháp lý.

Dịch vụ chữ ký số của VNPT

Chữ ký số VNPT là giải pháp công nghệ được các doanh nghiệp lựa chọn nhiều nhất hiện nay. Chữ ký số VNPT được Bộ Thông Tin và Truyền Thông chính thức trao giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng từ ngày ngày 15/9/2009. Do đó, VNPT trở thành đơn vị đầu tiên được cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cho cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng trong các hoạt động công cộng bao gồm:

– Chứng thư số dành cho tổ chức, cá nhân kê khai thuế qua mạng.

– Phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội điện tử.

– Hóa đơn điện tử.

Chữ ký số VNPT

Ưu điểm khi đăng ký dịch vụ chữ ký số VNPT:

  • Không qua đại lý hay trung gian.
  • Thủ tục đăng ký chữ ký số VNPT nhanh gọn, hoàn thành trong ngày.
  • Có hợp đồng, hóa đơn VNPT, giấy chứng thư số ngay sau khi bàn giao dịch vụ chữ ký số VNPT.
  • Ký hợp đồng, cài đặt chữ ký số VNPT-CA tận nơi.
  • Có nhân viên hỗ trợ 24/24, phục vụ tận tình.
  • Liên hệ ngay để lấy bảng giá đăng ký chữ ký số VNPT mới nhất.

Có thể thấy, chữ ký số trong giao dịch điện tử đóng một vai trò rất quan trọng, giải quyết được rất nhiều vấn đề cho các tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp. Nếu bạn đang tìm đơn vị cung cấp dịch vụ chữ ký số uy tín số 1 hiện nay thì VNPT là sự lựa chọn hàng đầu. Liên hệ ngay hotline: 0913 613 539 để được nhân viên tư vấn tận tình, chu đáo.

Nếu bạn muốn xem giá chữ ký số mới nhất click vào đây!