Theo Khoản 2 Điều 35 của Nghị định 119/2018/NĐ-CP thì “Việc tổ chức thực hiện hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế chậm nhất là ngày 01 tháng 11 năm 2020.” Quá trình sử dụng cần phải nắm được những công văn hóa đơn điện tử mới nhất được ban hành để áp dụng đúng và biết cách xử lý từng trường hợp đúng theo quy định của pháp luật về hóa đơn điện tử.

Cùng tìm hiểu các văn bản quy định hóa đơn điện tử mới nhất và những hướng dẫn xử lý một số vấn đề khi áp dụng hóa đơn điện tử.

Công văn hóa đơn điện tử: Công văn số 5113/TCT-CS ngày 27 tháng 12 năm 2021 của Tổng cục Thuế

Công văn mới nhất 2021 của Tổng cục Thuế

Về việc không sử dụng hóa đơn đã thông báo phát hành theo nghị định

Về việc không sử dụng hóa đơn đã thông báo phát hành theo: Nghị định số 51/2010/NĐ-CP , Nghị định số 04/2014/NĐ-CP sau khi người nộp thuế đã đăng ký thành công sử dụng HĐĐT theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và cơ quan thuế đã gửi Thông báo chấp nhận tới người nộp thuế thì:

Khoản 3 Điều 15 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP: Kể từ thời điểm cơ quan thuế chấp nhận đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định này; doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh phải ngừng sử dụng hóa đơn điện tử đã thông báo phát hành theo các quy định trước đây, tiêu hủy hóa đơn giấy đã thông báo phát hành nhưng chưa sử dụng (nếu có). Trình tự, thủ tục tiêu hủy thực hiện theo quy định tại Điều 27 Nghị định này.

Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính đang có hiệu lực thi hành, Cục thuế có thể hướng dẫn người nộp thuế gửi: Thông báo hủy hóa đơn (Mẫu số TB03/AC) và Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (BC26) theo hướng dẫn tại Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính để cơ quan thuế nhập vào ứng dụng Quản lý ấn chỉ. Đồng thời cơ quan thuế ban hành Thông báo hóa đơn của NNT hết giá trị sử dụng.

Quy định về việc sử dụng hóa đơn

Về có cần sử dụng phần mềm kế toán khi sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan Thuế?

Luật Quản lý thuế, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và Thông tư số 78/2021/TT-BTC không có quy định về việc: Khi người nộp thuế sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế thì có cần phải có phần mềm kế toán kết nối với phần mềm lập HĐĐT.

Do đó trường hợp người nộp thuế sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế thì không nhất thiết phải có phần mềm kế toán mà chỉ cần phần mềm lập HĐĐT có kết nối mạng Internet đáp ứng lập, gửi HĐĐT đến cơ quan thuế để được cấp mã và bảo đảm việc truyền dữ liệu hóa đơn điện tử đến người mua thì sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.

Về việc đăng ký sử dụng đồng thời 2 loại HĐĐT có mã và không có mã của cơ quan thuế

Căn cứ thực tế triển khai, Tổng cục Thuế sẽ nâng cấp ứng dụng đảm bảo đáp ứng NNT được đăng ký sử dụng đồng thời cả hai loại HĐĐT có mã và không có mã của cơ quan thuế.

Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi: bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

Trường hợp doanh nghiệp có nhiều hoạt động kinh doanh thì: đối với các hoạt động kinh doanh thuộc các lĩnh vực hoặc đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 91 Luật Quản lý thuế năm 2019 thì doanh nghiệp đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế;

Các hoạt động kinh doanh khác không thuộc các lĩnh vực hoặc không đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 91 Luật Quản lý thuế năm 2019 thì doanh nghiệp đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.

Thông tin về khoản 1, khoản 2 điều 91: Quy định trường hợp doanh nghiệp được sử dụng HĐĐT không có mã của cơ quan Thuế.

Doanh nghiệp kinh doanh ở lĩnh vực: Điện lực, xăng dầu, bưu chính viễn thông, nước sạch, tài chính tín dụng, bảo hiểm, y tế, kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh siêu thị, thương mại, vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy và doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã hoặc sẽ thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, có hệ thống phần mềm kế toán, phần mềm lập hóa đơn điện tử đáp ứng lập, tra cứu hóa đơn điện tử, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định và bảo đảm việc truyền dữ liệu hóa đơn điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế thì được sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, trừ trường hợp rủi ro về thuế cao theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính và trường hợp đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.”

14 Văn bản pháp luật về HĐĐT sẽ hết hiệu lực từ 01/07/2022

Sau đây là các văn bản về hóa đơn điện tử sẽ hết hiệu lực trong năm 2022 doanh nghiệp cần nắm được.

Những công văn hóa đơn điện tử sẽ hết hiệu lực vào T7/2022

Nghị định 51/2010/NĐ-CP: quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Nghị định 04/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP: quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Nghị định 119/2018/NĐ-CP: quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ tiếp tục có hiệu lực thi hành đến ngày 30/6/2022.     

Quyết định 30/2001/QĐ-BTC ngày 13/4/2001 của Bộ Tài chính: Về việc ban hành chế độ in, phát hành, quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế.

Thông tư 191/2010/TT-BTC ngày 01/12/2010: hướng dẫn việc quản lý, sử dụng hóa đơn vận tải.

Thông tư 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 của Bộ Tài chính: hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính.

Quyết định 1209/QĐ-BTC ngày 23/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính: về việc thí điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế.

Quyết định 526/QĐ-BTC ngày 16/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính: về việc mở rộng phạm vi thí điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế.

Quyết định 2660/QĐ-BTC ngày 14/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính: về việc gia hạn thực hiện Quyết định số 1209/QĐ-BTC ngày 23/6/2015.

Thông tư 303/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn: về in, phát hành, quản lý và sử dụng các loại chứng từ thu tiền phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước.

Thông tư 37/2017/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 39/2014/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính).

Thông tư 68/2019/TT-BTC: hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử.

Thông tư 88/2020/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 26, Thông tư 68/2019/TT-BTC: hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử.

Chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử

Trên đây là những công văn hóa đơn điện tử doanh nghiệp cần nắm rõ để biết cách xử lý các tình huống phát sinh khi sử dụng hóa đơn điện tử.

Dịch vụ hóa đơn điện tử (VNPT-Invoice) là giải pháp đáp ứng đầy đủ các thông tư, nghị định và điều kiện pháp lý để thay thế hóa đơn giấy theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính và Tổng Cục thuế. Đồng thời, nó còn có khả năng thích ứng cao trong các hệ thống sẵn có của doanh nghiệp.

Dịch vụ hóa đơn E-invoice VNPT

Để nhận ưu đãi sử dụng hóa đơn điện tử VNPT, vui lòng liên hệ hotline 0913 613 539 để được tư vấn thông tin chi tiết.